fbpx

Công nghệ 4.0 là gì và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Có nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa công nghệ 4.0 và cách mạng công nghiệp 4.0.

Nói theo kiểu triết học, đây là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Công nghệ 4.0 là công cụ của cuộc cách mạng 4.0 nói cách khác, cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên ứng dụng công nghệ 4.0;

Thế giới có thể có cùng định nghĩa về công nghệ 4.0. nhưng cách triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại từng Quốc gia có thể là khác nhau.

Bởi vì, tùy vào điều kiện và hiện trạng của mỗi quốc gia mà mà cách định nghĩa và triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4) sẽ khác nhau.

Dưới đây là cách tiếp cận đơn giản nhất về các khái niệm này.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 1: diễn ra vào khoảng nửa cuối thế kỷ 18, là cuộc cách mạng trong sản xuất, điển hình là công nghiệp dệt, máy hơi nước,…

Cách mạng công nghiệp lần thứ 2: diễn ra vào khoảng nửa cuối thế kỷ 19, điển hình là sự ra đời của điện tín, điện thoại, điện, động cơ đốt trong. Kết thúc giai đoạn 2 là thế chiến thứ nhất.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 3: diễn ra vào khoảng nửa cuối thế kỷ 20, điển hình là sự ra đời của chất bán dẫn, máy tính, công nghệ kỹ thuật số, siêu máy tính và internet. Khởi đầu là Thế chiến thứ 2 và kết thúc là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 1997.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: diễn ra vào đầu thế kỷ thứ 21, kế thừa những thành quả cũ, phát triển và cho ra đời những thành tựu công nghệ mới: Vật liệu mới, công nghệ sinh học, nano, in 3D, robotic… và điển hình:

1. Big Data (Dữ liệu lớn): cho phép con người có thể thu thập, chứa đựng, xử lý được một lượng dữ liệu khổng lồ giải quyết bài toán khá lớn cho các Doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp toàn cầu, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, chính phủ điện tử.

2. Internet of Things (IoT – vạn vật kết nối): là sự kết hợp của internet, công nghệ vi cơ điện tử và công nghệ không dây. Internet giúp kết nối các thiết bị hỗ trợ từ công việc tới cuộc sống thường nhật với con người.

3. Cloud (Điện toán đám mây): cho phép người dùng có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ thông tin nhờ vào các nhà cung cấp. Ở đó, mọi dữ liệu đề được lưu trữ trên hệ thống những siêu máy tính được kết nối toàn cầu.

4. AI (Trí tuệ nhân tạo): là một lĩnh vực của khoa học máy tính, tạo ra những cỗ máy thông minh hoạt động và phản ứng như con người, đặc biệt trong các lĩnh vực nhận dạng giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề.

XPOWER VIETNAM

Để lại một bình luận

Contact Me on Zalo
0948242530